Phương pháp PPP (Presentation – Practice – Production) trong giảng dạy tiếng anh

1. Phương pháp PPP trong giảng dạy tiếng anh
Phương pháp PPP (Presentation – Practice – Production) được kiểm chứng là một trong những phương pháp dạy ngữ pháp hiệu quả cho đến nay. Việc tuân theo 3P giúp giáo viên đi từ việc giới thiệu đến thực hành và luyện tập mở rộng để sử dụng hiện tượng ngữ pháp một cách vừa đạt đến độ chính xác và trôi chảy. Tuy nhiên, khi áp dụng phần presentation – thuyết trình, các giáo viên thường áp dụng kiểu giới thiệu truyền thống thông qua giới thiệu cấu trúc, cách sử dụng và đưa ví dụ. Nếu giáo viên linh hoạt và sang tạo thì họ sẽ giới thiệu ngữ pháp trong một ngữ cảnh hoặc câu chuyện nào đó, sau đó giúp học sinh khám phá ra cấu trúc rồi mới đi đến thực hành và luyện tập .
Anh 1
Vậy nên vấn đề không phải nằm ở chỗ phương pháp PPP không ổn mà là cách vận dụng lối tiếp cận truyền thống vào trong các giai đoạn của phương pháp PPP. Ngay cả phần luyện tập cũng vậy, hầu hết giáo viên đều sử dụng các bài tập ngữ pháp theo cấu trúc khô cứng mà quên đi yếu tố giúp các em giao tiếp. Hơn nữa, hầu hết các giáo viên đều chỉ dừng lại ở P2 (practice) mà không mạnh dạn dùng đến P3 (production) nên học sinh thiếu đi các hoạt động mang tính tương tác giúp các em đạt được mục tiêu ngôn ngữ thật hơn, nhiều ý nghĩa hơn.


Anh 2
Trên thực tế, việc thiết kế và lựa chọn các hoạt động mang tính chất “học mà chơi” cho phần thực hành hoàn toàn không khó và cũng không đến nỗi mất quá nhiều thời gian. Hy vọng các giáo viên cố gắng vì mục đích giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh của học sinh để lựa chọn các hoạt động phù hợp.


2. Các hoạt động mở bài
Các hoạt động mở bài nhằm một số mục đích sau:
* Ổn định lớp, cho phép học sinh có một thời gian để thích nghi với bài học mới;
* Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới;
* Gây hứng thú cho bài học mới;
* Giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới;
* Chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới;
* Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo;
* Tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp.


3. Các hình thức và thủ thuật vào bài
Tuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp.
Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau:
3.1. Tạo môi trường thuận lợi cho bài học
a) Thiết lập không khí dễ chịu giữa thày và trò ngay giờ phút vào lớp:
– Chào hỏi học sinh;
– Tự giới thiệu về mình;
– Hỏi chuyện thông thường tự nhiên;
– Kể chuyện vui…
b) Tạo thế chủ động, tự tin cho học sinh:
– Thăm hỏi học sinh;
– Tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu/nói về mình, hỏi các câu hỏi đáp lại
c) ổn định lớp, tập trung sự chú ý, gây hứng thú bằng cách bắt đầu ngay bằng một hoạt động học tập nào đó liên quan đến bài học, ví dụ:
– Một bài nghe ngắn
– Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
– Trò chơi bằng Tiếng Anh


3.2. Chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bài học mới
a) Khai thác kiến thức đã biết của học sinh bằng thủ thuật gợi mở (eliciting), hay nêu vấn đền để cả lớp đóng góp ý kiến (brainstorming).
b) Liên hệ những vấn đề của bài cũ có liên quan đến bài mới, có thể bằng các hình thức khác nhau như:
* Hỏi các câu hỏi có liên quan;
* Ra bài tập về các nội dung đã học có liên quan;
* Sử dụng một trong những hoạt động gây hứng thú và ổn định lớp (kể trên), dùng vốn kiến thức và nội dung bài cũ;
c) Tạo ngữ cảnh, tình huống hoặc các cớ/lý do giao tiếp (Communicative needs) cho các hoạt động tiếp theo của bài. Có thể dùng các hình thức như:
* Giáo cụ trực quan (đồ vật, tranh, bưu ảnh..)
* Các câu chuyện có thật hoặc tự tạo
* Các bài đọc ngắn
* Các bài tập hoặc câu hỏi, vv
Một số lưu ý:
Trong thực tế, những hoạt động và thủ thuật dùng cho phần mở bài có thể cùng một lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau . Vì vậy, giáo viên nên tìm cách sáng tạo để có được một cách vào bài sao cho cùng một lúc có thể đáp ứng được nhiều nhiệm vụ đặt ra ở phần mở bài. Ví dụ, ngay khi bước vào lớp, giáo viên có thể bắt đầu bài bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề (problem- solving), hoặc khai thác vốn kiến thức có sẵn của cả lớp về một nội dung có liên quan đến bài cũ và bài mới (brainstorming). Bằng cách đó, giáo viên đã cùng một lúc gây được sự chú ý, gây hứng thú cho bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ôn lại được bài cũ, đồng thời cũng đã giúp cho học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài mới.
Như đã đề cập, mục đích của các hoạt động mở bài là để học sinh làm quen và cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài, đồng thời ôn luyện lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới hoặc để giáo viên tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài mới. Với ý nghĩa đó, phần mở bài đôi khi không có ranh giới cụ thể mà luôn được tiến hành phối hợp với phần giới thiệu ngữ liệu.

Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0869060883
Liên hệ